Tiểu sử
Ông Hồ Minh Đức sinh năm 1983, quê quán tại thành phố Vinh, Nghệ An. Với 20 năm kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ông đã tích lũy được nhiều kiến thức và kỹ năng quý báu. Ông tốt nghiệp Khoa Công nghệ Thông tin tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, nơi đã trang bị cho ông nền tảng vững chắc để phát triển sự nghiệp. Suốt hai thập kỷ qua, ông Hồ Minh Đức đã không ngừng nỗ lực và cống hiến cho ngành CNTT, góp phần vào sự phát triển và đổi mới công nghệ.
Hành trình sự nghiệp
Năm 2006, Hồ Minh Đức tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, chuyên ngành công nghệ phần mềm. Ngay sau khi tốt nghiệp, ông cùng với 4 cổ đông khác thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Thông tin Naiscorp. Một trong những dự án nổi bật của Naiscorp dưới sự lãnh đạo của ông Đức là phát triển Socbay.com, một công cụ tìm kiếm tiếng Việt được Google Inc đề xuất mua lại.
Với khả năng lãnh đạo xuất sắc, ông Hồ Minh Đức đã thành công kêu gọi đầu tư từ hai nhà đầu tư mạo hiểm lớn là IDGVV vào năm 2006 và SOFTBANK vào năm 2008. Năm 2011, Naiscorp được Ngân hàng Thế giới Infodev chọn là một trong 50 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tiềm năng. Đến năm 2012, Naiscorp giành giải thưởng Create4Million ở hạng mục “in the know” do Nokia tổ chức, với sản phẩm Socbay iMedia đạt 16 triệu lượt tải xuống.
Cùng niềm đam mê khởi nghiệp, ông nhận thấy tiềm năng và nhu cầu của công nghệ giọng nói nhân tạo, Hồ Minh Đức cùng nhà sáng lập là bà Nguyễn Thị Thu Trang chính thức thành lập Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Giải Pháp Xử Lý Dữ Liệu Vbee vào năm 2018 và nắm giữ vai trò Tổng Giám Đốc của công ty. Ông cùng đội nhóm của mình không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Những năm đầu tiên khởi nghiệp đầy thách thức khi dự án từ trường đại học gặp nhiều rào cản khi triển khai thực tế. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Hồ Minh Đức, Vbee đã phát triển và ứng dụng thành công công nghệ giọng nói nhân tạo vào nhiều lĩnh vực như sản xuất nội dung, giáo dục, chăm sóc khách hàng và truyền thông. Ông được coi là một trong những người tiên phong trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ giọng nói nhân tạo tại Việt Nam.
Chặng đường khởi nghiệp cùng Vbee
Hồ Minh Đức bắt đầu hành trình với Vbee từ những nghiên cứu khoa học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội. “Xuất phát từ dự án số hoá Sách nói, sách điện tử, tôi có cơ duyên được gặp nhóm nghiên cứu về dự án chuyển văn bản thành giọng nói tiếng Việt tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với chủ dự án là bà Nguyễn Thị Thu Trang. Điều tôi thấy hết sức bất ngờ là giọng nói từ máy mà có cảm xúc như con người. Điều này mở ra trong tôi một sáng lập Vbee với bà Trang. Với mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái AI Voice dành cho tiếng Việt lớn nhất thị trường. Và đó là cơ duyên Vbee được thành lập”, ông Đức chia sẻ.
Nhờ kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực kinh doanh, ông Hồ Minh Đức nhanh chóng nắm bắt thị trường và thiết lập mối quan hệ với các nhà mạng như Mobifone để quảng bá sản phẩm, đồng thời hợp tác với kênh VOV giao thông. Dẫn dắt Vadi trở thành ứng dụng thu hút hàng chục nghìn người dùng và giành được Giải thưởng Truyền thông số Việt Nam 2018.
Vbee.vn đánh dấu một bước đột phá táo bạo của ông Đức khi tập trung vào người dùng cuối thay vì doanh nghiệp. Vbee.vn đã trở thành công cụ chuyển văn bản thành giọng nói phổ biến cho ngôn ngữ tiếng Việt. Bắt đầu từ 1 ngôn ngữ ban đầu là tiếng Việt, Vbee Text to Speech đã mở rộng ra 50 ngôn ngữ và từ 2 MC ảo ban đầu, nay đã phát triển lên đến 200 MC ảo. Từ những người dùng đầu tiên vào năm 2019, Vbee.vn hiện có hơn 1,5 triệu người dùng và đã đạt giải cao nhất tại cuộc thi Nhân tài Đất Việt 2018 cũng như nhận được tài trợ $50,000 từ VinTech Fund 2019.
Trước đây, 100% các trung tâm chăm sóc khách hàng đều phải vận hành bằng con người và chưa thể tự động hóa. Đó là lý do ông Đức quyết định nghiên cứu và phát triển các tổng đài viên nhân tạo để thay thế cho các nhân viên telesale. AI Call Center, ra đời nhằm tự động hóa trung tâm chăm sóc khách hàng, sử dụng tổng đài viên ảo thay thế nhân viên con người.
Một trong những thành tựu nổi bật của AI Call Center, là thực hiện cuộc gọi đầu tiên bằng AI tại Việt Nam, thông báo điểm thi cho hơn 60,000 học sinh. AI Call Center, hiện được các doanh nghiệp lớn như MoMo, TP Bank, Fe Credit, Mobifone sử dụng rộng rãi và đã giành giải nhì cuộc thi Nhân tài Đất Việt 2020.
Không dừng lại ở đó, ông Đức tiếp tục chinh phục thị trường với SmartDialog. SmartDialog tiên phong trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm giao tiếp thông minh (conversational AI) nhằm giúp máy móc và con người giao tiếp thông qua ngôn ngữ tiếng Việt. Trong quá trình phát triển công nghệ, SmartDialog đã xây dựng nền tảng hội thoại thông minh, cho phép các doanh nghiệp dễ dàng tạo ra các trợ lý ảo mà không cần kỹ năng lập trình. Với thành tựu chiếm lĩnh thị phần số 1 tại Việt Nam, SmartDialog đã trở thành startup chiến thắng tại cuộc thi Grab Venture Ignite 2020.
Khởi nghiệp từ một đề tài khoa học đối mặt với nhiều thách thức. Các dự án từ trường đại học thường gặp khó khăn khi triển khai thực tế do thiếu sự kết nối với thị trường. Tuy nhiên, Hồ Minh Đức và nhóm của mình đã kiên trì vượt qua các rào cản, không ngừng cải tiến và phát triển công nghệ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Phong cách làm việc và triết lý lãnh đạo
Hồ Minh Đức nổi bật với phong cách làm việc quyết liệt, tin tưởng rằng chỉ có sự sáng tạo liên tục mới có thể giúp doanh nghiệp chiến thắng trong một môi trường công nghệ thay đổi nhanh chóng. Ông cũng luôn chú trọng vào việc xây dựng một môi trường làm việc sáng tạo và cởi mở, khuyến khích nhân viên phát huy tối đa khả năng của mình. Ông tin rằng mỗi cá nhân đều có khả năng vô hạn và sự phát triển bền vững của công ty dựa trên sự đóng góp và sáng tạo của từng cá nhân.
Tầm nhìn cho Vbee
Kể từ ngày thành lập đến nay, Vbee AIVoice đã nắm giữ vị trí số 1 trên thị trường công nghệ giọng nói nhân tạo tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược, ông Đức đặt mục tiêu dài hạn đưa Vbee AIVoice trở thành giải pháp hội thoại thông minh nhân tạo (Conversational AI) lớn nhất tại thị trường Việt Nam và mở rộng sang các nước Đông Nam Á.
Tầm nhìn của ông Đức không chỉ dừng lại ở việc chiếm lĩnh thị trường, mà còn hướng tới việc tạo ra những giá trị thiết thực cho cộng đồng và xã hội. Ông tin rằng công nghệ hội thoại thông minh nhân tạo có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và dịch vụ cho mọi đối tượng.