Khám phá về OpenAI – Tổ chức đang thay đổi thế giới AI

OpenAI – một tổ chức tiên phong trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, đang dẫn đầu cuộc cách mạng công nghệ với những nghiên cứu và sản phẩm đột phá. Cùng tìm hiểu sâu hơn về OpenAI và khám phá những thành tựu nổi bật, những thay đổi trong mô hình hoạt động của tổ chức này nhé! 

1. OpenAI là gì?

1.1. Định nghĩa về OpenAI 

OpenAI là một phòng thí nghiệm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo được lập ra với mục tiêu phát triển AI một cách an toàn và có lợi cho toàn nhân loại. Thành lập vào cuối năm 2015 tại San Francisco bởi Sam Altman, Elon Musk và một số nhà đầu tư khác, OpenAI bao gồm cả tổ chức phi lợi nhuận (OpenAI Incorporated) và công ty con hoạt động vì lợi nhuận (OpenAI Limited Partnership).

OpenAI là một tổ chức chuyên nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo.
OpenAI là một tổ chức chuyên nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo. (Nguồn: vietnam.vn)

1.2. Mục tiêu và sứ mệnh của OpenAI 

Sứ mệnh cốt lõi của OpenAI là đảm bảo trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI) mang lại lợi ích cho toàn nhân loại. Điều này cho thấy OpenAI không chỉ hướng tới việc phát triển AI với sức mạnh vượt trội mà còn đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách an toàn, đạo đức và đem lại giá trị cho cộng đồng.

Để thực hiện sứ mệnh trên, OpenAI đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:

  • Phát triển AI thân thiện và an toàn: Tập trung vào việc tạo ra các hệ thống AI có thể tương tác tốt với con người, đồng thời giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn như thiên vị, lạm dụng hoặc mất kiểm soát.
  • Thúc đẩy nghiên cứu AI tiên tiến: OpenAI không ngừng nghiên cứu và phát triển các công nghệ trí tuệ nhân tạo mới nhất, đóng góp vào sự tiến bộ của lĩnh vực này. Họ công bố nhiều nghiên cứu và kết quả của mình, khuyến khích sự hợp tác và trao đổi kiến thức trong cộng đồng AI.
  • Phổ biến lợi ích của trí thông minh nhân tạo: Với mong muốn phát triển trí tuệ nhân tạo phục vụ cộng đồng, OpenAI cố gắng tạo ra các hệ thống AI dễ tiếp cận để đảm bảo AI được phổ biến rộng rãi và mọi người đều có thể hưởng lợi từ công nghệ.
  • Giải quyết các vấn đề toàn cầu: OpenAI tin rằng AI có thể được sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp mà nhân loại đang đối mặt, như biến đổi khí hậu, dịch bệnh hoặc nghèo đói.
Phát triển trí tuệ nhân tạo tổng quát mang lại lợi ích cho toàn nhân loại là sứ mệnh cốt lõi của OpenAI.
Phát triển trí tuệ nhân tạo tổng quát mang lại lợi ích cho toàn nhân loại là sứ mệnh cốt lõi của OpenAI. (Nguồn: freepik.com)

1.3. Các sản phẩm và dịch vụ nổi bật 

GPT (Generative Pre-trained Transformer): Một mô hình ngôn ngữ lớn mạnh, có khả năng viết văn bản, dịch ngôn ngữ, sáng tạo nội dung và trả lời câu hỏi của người dùng. GPT-3 và GPT-4 là những phiên bản nổi tiếng được sử dụng phổ biến hiện nay.

  • Codex: Mô hình AI chuyên về lập trình, được huấn luyện để hiểu và viết mã dựa trên ngôn ngữ tự nhiên. Codex hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình và giúp đơn giản hóa công việc của lập trình viên. 
  • OpenAI API: Dịch vụ API của OpenAI cho phép các doanh nghiệp tích hợp trí tuệ nhân tạo vào ứng dụng và hệ thống của họ. API hỗ trợ các chức năng như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, tạo nội dung, phân tích dữ liệu và chatbot.
  • OpenAI Gym: Một bộ công cụ mã nguồn mở được thiết kế để phát triển và so sánh các thuật toán học tăng cường (Reinforcement Learning – RL). Công cụ cho phép các nhà nghiên cứu và lập trình viên dễ dàng thử nghiệm và đánh giá hiệu suất của các thuật toán RL khác nhau.
  • Sora AI: Mô hình AI tạo video từ văn bản, được OpenAI công bố gần đây. Sora AI có thể tạo ra các video với nhiều nhân vật, chuyển động và hiệu ứng phức tạp.
  • DALL-E: Công cụ tạo hình ảnh từ văn bản, cho phép người dùng biến những ý tưởng trừu tượng thành hình ảnh cụ thể. DALL-E thường được sử dụng trong thiết kế đồ họa và sáng tạo nội dung trực quan. 
DALL-E là một trong những sản phẩm tạo hình ảnh AI nổi bật của OpenAI.
DALL-E là một trong những sản phẩm tạo hình ảnh AI nổi bật của OpenAI. (Nguồn: miro.medium.com)

2. Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo

2.1. Vai trò của các nhà sáng lập

OpenAI được sáng lập bởi một nhóm các nhà lãnh đạo và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Bao gồm: 

  • Sam Altman: người đứng đầu tổ chức danh tiếng Y Combinator và là người đồng sáng lập OpenAl. 
  • Greg Brockman: trước đây là chủ tịch kiêm CTO của Cloudera và hiện là CTO của OpenAl.
  • Ilya Sutskever: nhà nghiên cứu AI nổi tiếng, được biết đến với những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực mạng nơ-ron và học sâu (deep learning).  
  • Wojciech Zaremba: một chuyên gia hàng đầu về xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), nhà khoa học nghiên cứu tại OpenAl. 
  • Elon Musk: nhà sáng lập công ty vũ trụ SpaceX và các dòng xe điện Tesla, đồng thời ông cũng là người đồng sáng lập OpenAl. Tuy nhiên, Elon Musk đã rời khỏi hội đồng quản trị vào năm 2018 do xung đột lợi ích với Tesla. 

Các nhà sáng lập đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, định hướng và phát triển tổ chức. Không chỉ đóng góp về mặt tài chính, họ còn mang đến tầm nhìn, kinh nghiệm và mạng lưới quan hệ, tạo nền tảng vững chắc cho OpenAI đạt được những thành tựu như ngày hôm nay. 

Đội ngũ các nhà sáng lập OpenAI.
Đội ngũ các nhà sáng lập OpenAI. (Nguồn: vnexpress.net)

Tầm nhìn ban đầu

Các nhà sáng lập tin rằng AGI có tiềm năng to lớn để giải quyết các vấn đề phức tạp của thế giới và cải thiện cuộc sống con người. Tuy nhiên, họ cũng nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn nếu AGI không được phát triển một cách an toàn và có trách nhiệm. 

Do đó, tầm nhìn cốt lõi của OpenAI là đảm bảo AGI được phát triển vì lợi ích của toàn nhân loại, không phải vì lợi nhuận hay quyền lực của một nhóm người. OpenAI cam kết đảm bảo rằng việc nghiên cứu và phát triển AI được thực hiện một cách an toàn, đáng tin cậy và có trách nhiệm. Đồng thời, thúc đẩy sự hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu AI, chia sẻ kiến thức và công cụ nhằm giảm thiểu nguy cơ độc quyền công nghệ.  

Tầm nhìn của OpenAI là đảm bảo AGI phát triển vì lợi ích của toàn nhân loại. 
Tầm nhìn của OpenAI là đảm bảo AGI phát triển vì lợi ích của toàn nhân loại. (Nguồn: freepik.com)

Lý do sáng lập

  • Lo ngại về rủi ro của AGI: Các nhà sáng lập bày tỏ lo ngại sâu sắc về những rủi ro tiềm tàng của AGI, bao gồm khả năng mất kiểm soát, lạm dụng,… Họ nhận thấy cần có một tổ chức độc lập để nghiên cứu và giảm thiểu những rủi ro này.
  • Mong muốn dân chủ hóa AI: Đảm bảo lợi ích của AI được phân phối rộng rãi và công bằng cho toàn xã hội, thay vì chỉ tập trung trong tay một số ít người. Họ tin rằng AI nên được sử dụng để giải quyết các vấn đề toàn cầu và cải thiện cuộc sống của mọi người.
  • Thiếu sự hợp tác trong nghiên cứu AI: Vào thời điểm thành lập OpenAI, các công ty công nghệ lớn thường giữ bí mật các nghiên cứu AI của mình. Các nhà sáng lập kỳ vọng việc chia sẻ kiến thức và hợp tác sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu và đảm bảo an toàn cho AGI.
  • Nhu cầu về nguồn lực: Nghiên cứu AI, đặc biệt là AGI, đòi hỏi nguồn lực tài chính và nhân lực rất lớn. Việc thành lập một tổ chức tập trung sẽ giúp huy động nguồn lực hiệu quả hơn.

2.2. Ban lãnh đạo hiện tại và đội ngũ nghiên cứu 

OpenAI có một đội ngũ lãnh đạo xuất sắc, bao gồm những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và các doanh nhân nổi bật như:

  • Sam Altman – Giám đốc điều hành (CEO): chịu trách nhiệm lãnh đạo công ty trong việc phát triển chiến lược, mở rộng công nghệ và xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn cầu. 
Sam Altman hiện đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành của OpenAI.
Sam Altman hiện đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành của OpenAI. (Nguồn: cnbcfm.com)
  • Greg Brockman – Chủ tịch và Giám đốc công nghệ (CTO): chịu trách nhiệm về việc hoạch định chiến lược công nghệ và giám sát quá trình phát triển các sản phẩm AI hàng đầu của công ty.  
  • Ilya Sutskever – Giám đốc khoa học (Chief Scientist): là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực học sâu (deep learning)học máy (machine learning), có trách nhiệm định hướng nghiên cứu và phát triển các mô hình AI tiên tiến. Ông là người đứng sau các thành tựu quan trọng như GPT và DALL·E.
  • John Schulman – Nhà nghiên cứu và Đồng sáng lập: có nhiều đóng góp vào các nghiên cứu cơ bản về AI như phát triển các thuật toán học sâu và học tăng cường (reinforcement learning), góp phần phát triển của các mô hình AI tiên tiến như GPT và Codex. 
  • Wojciech Zaremba – Nhà nghiên cứu và Đồng sáng lập: có nhiều đóng góp vào các nghiên cứu cơ bản về AI, chịu trách nhiệm dẫn dắt các nhóm nghiên cứu AI, đặc biệt là các dự án liên quan đến học sâu và học máy.

3. Quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh của OpenAI

Lý do chuyển đổi mô hình 

Ban đầu, OpenAI được thành lập dưới dạng một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh phát triển trí tuệ nhân tạo một cách an toàn, vì lợi ích chung của toàn nhân loại. Tuy nhiên, vào năm 2019, OpenAI đã quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động sang một mô hình lợi nhuận giới hạn (còn gọi là capped-profit) thông qua việc thành lập OpenAI LP. Quyết định này xuất phát từ các lý do:

  • Đảm bảo nguồn tài chính ổn định cho hoạt động: Phát triển các hệ thống AI hiện đại đòi hỏi nguồn tài chính khổng lồ để chi trả cho chi phí hạ tầng, chi phí nghiên cứu, phát triển và đào tạo mô hình AI. Chuyển sang mô hình lợi nhuận giới hạn giúp OpenAI thu hút đầu tư từ các nhà tài trợ lớn để có đủ nguồn lực phát triển công nghệ, đồng thời đảm bảo rằng công ty có thể duy trì hoạt động lâu dài.
  • Thu hút đầu tư: Mô hình phi lợi nhuận truyền thống hạn chế khả năng kêu gọi vốn đầu tư vì các nhà đầu tư thường mong muốn thu hồi vốn và có lợi nhuận từ các khoản đầu tư của mình. Bằng cách chuyển sang mô hình lợi nhuận giới hạn, OpenAI có thể đưa ra cơ chế chia sẻ lợi nhuận để cân bằng giữa việc thu hút vốn và giữ vững sứ mệnh ban đầu. Đồng thời hợp tác với các đối tác chiến lược.

Các đối tác chiến lược trong quá trình chuyển đổi 

Trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh, Microsoft là một trong những đối tác chiến lược quan trọng nhất của OpenAI. Vào năm 2019, Microsoft đã đầu tư 1 tỷ USD vào OpenAI, sau đó tiếp tục hợp tác để phát triển các ứng dụng AI tiên tiến, chẳng hạn như GPT-3.

OpenAI và Microsoft hợp tác cùng phát triển các sản phẩm ứng dụng trí thông minh nhân tạo.
OpenAI và Microsoft hợp tác cùng phát triển các sản phẩm ứng dụng trí thông minh nhân tạo. (Nguồn: sherwoodnews.imgix.net)

Microsoft cung cấp nền tảng đám mây Azure cho OpenAI để huấn luyện các mô hình AI quy mô lớn. Các mô hình AI của OpenAI yêu cầu lượng tính toán, dữ liệu rất lớn và Azure cung cấp hạ tầng vững chắc cùng khả năng mở rộng giúp OpenAI triển khai các mô hình này.
Microsoft cũng tích hợp công nghệ AI của OpenAI vào các sản phẩm và dịch vụ của mình, bao gồm các công cụ như Microsoft Word, Excel và các dịch vụ đám mây của Azure. Điều này giúp OpenAI có thể thương mại hóa công nghệ của mình và tạo ra nguồn thu bền vững.

Ngoài Microsoft, OpenAI cũng nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các nhà đầu tư khác, đặc biệt là các quỹ đầu tư mạo hiểm và các tổ chức tài chính lớn. Điển hình như Thrive Capital, Tiger Global Management và Khosla Ventures… Các khoản đầu tư này đã giúp OpenAI duy trì và phát triển các nghiên cứu AI trong khi vẫn bảo vệ sứ mệnh của mình.

3.1. Mô hình lợi nhuận giới hạn (Capped-profit)

Giới thiệu về mô hình lợi nhuận giới hạn  

Mô hình lợi nhuận giới hạn (capped-profit model) là một mô hình kinh doanh độc đáo, được phát triển để dung hòa giữa mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp và mục tiêu xã hội, sứ mệnh đạo đức. Điểm đặc trưng nhất của mô hình này là đặt ra một giới hạn về lợi nhuận mà các nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu có thể nhận được. 

Giới hạn này thường được biểu thị bằng một bội số của số tiền đầu tư ban đầu (ví dụ: 100 lần vốn đầu tư ban đầu) hoặc một tỷ lệ phần trăm nhất định. Sau khi đạt giới hạn này, toàn bộ lợi nhuận vượt mức sẽ được tái đầu tư vào các mục tiêu vì cộng đồng hoặc nghiên cứu AI an toàn.

Việc chuyển đổi sang mô hình lợi nhuận giới hạn cho phép OpenAI thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư để giải quyết vấn đề tài chính, đặc biệt là trong bối cảnh các dự án nghiên cứu AI quy mô cần chi phí rất lớn. Đồng thời giúp phát triển các ứng dụng AI tiên tiến mà không ảnh hưởng đến sứ mệnh an toàn và có lợi cho xã hội. 

Mô hình thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong nghiên cứu và phát triển AI thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn. Điều này khuyến khích OpenAI tiếp tục tập trung vào các dự án có thể mang lại lợi ích lâu dài cho nhân loại.

OpenAI chuyển đổi mô hình lợi nhuận giới hạn nhằm đảm bảo tài chính bền vững.
OpenAI chuyển đổi mô hình lợi nhuận giới hạn nhằm đảm bảo tài chính bền vững. (Nguồn: techcrunch.com)

Cách thức OpenAI duy trì mục tiêu vì cộng đồng trong khi tối ưu hóa tài chính 

Khi chuyển đổi sang mô hình lợi nhuận giới hạn (capped-profit), OpenAI đã triển khai một loạt cơ chế và chiến lược để cân bằng giữa việc tối ưu hóa tài chính và duy trì cam kết phát triển AI vì lợi ích chung. 

  • Hợp tác chiến lược với các đối tác: Việc hợp tác với các đối tác chiến lược, đặc biệt là Microsoft đã mang lại nhiều lợi ích to lớn. Ví dụ như nguồn lực tài chính dồi dào, cơ sở hạ tầng để nghiên cứu và phát triển, tích hợp công nghệ của OpenAI vào các sản phẩm, giúp tiếp cận đông đảo người dùng.
  • Thương mại hóa công nghệ có chọn lọc: OpenAI không hoàn toàn miễn phí tất cả các công nghệ của mình, mà lựa chọn thương mại hóa một số sản phẩm và dịch vụ như API, ChatGPT Plus. Việc cân bằng giữa miễn phí và trả phí vừa để nhiều người có thể tiếp cận và trải nghiệm công nghệ AI vừa tạo nguồn thu tài chính nhằm duy trì hoạt động.
  • Tập trung vào an toàn và đạo đức AI: OpenAI luôn đặt vấn đề an toàn và đạo đức AI lên hàng đầu. Đầu tư vào nghiên cứu để đảm bảo AI được phát triển và sử dụng một cách an toàn, tránh những rủi ro tiềm tàng. Đồng thời, công bố thông tin về nghiên cứu và hoạt động của mình một cách minh bạch; xây dựng các nguyên tắc và quy tắc đạo đức cho việc phát triển và sử dụng AI.

3.2. Nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo

Dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, OpenAI vẫn tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm AI như GPT, DALL·E, Codex và CLIP. Trong đó, GPT đã trải qua nhiều phiên bản cải tiến, từ GPT-1 đến GPT-4. 
Mỗi phiên bản đều mang lại những bước tiến đáng kể về khả năng xử lý ngôn ngữ. Đặc biệt, GPT-3.5 là nền tảng của chatbot thông minh ChatGPT, cho phép tương tác tự nhiên và hỗ trợ người dùng trong nhiều tác vụ.  

GPT-4 là phiên bản cải tiến cao nhất của GPT.
GPT-4 là phiên bản cải tiến cao nhất của GPT. (Nguồn: media-manager.noticiasaominuto.com.br)

Các phiên bản DALL·E 2 và DALL·E 3 đã cải thiện đáng kể chất lượng và độ phân giải của hình ảnh. Bổ sung khả năng chỉnh sửa hình ảnh bằng văn bản, mở ra tiềm năng ứng dụng to lớn trong thiết kế đồ họa, minh họa, nghệ thuật và sáng tạo nội dung.  

Quá trình cải tiến các sản phẩm, dịch vụ nhằm nâng cao độ chính xác, tốc độ và hiệu quả của các mô hình, giảm thiểu các vấn đề như thông tin sai lệch và khả năng bị lạm dụng. Đồng thời, mở rộng phạm vi ứng dụng của các mô hình vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Bên cạnh việc cải tiến, OpenAI có thể sẽ tiếp tục phát triển các mô hình đa phương thức mạnh mẽ hơn, có khả năng hiểu biết sâu hơn về thế giới, tương tác với con người bằng nhiều hình thức, bao gồm cả ngôn ngữ, hình ảnh và hành động. Qua đó, giải quyết các bài toán đòi hỏi sự kết hợp của nhiều loại thông tin khác nhau.

Tóm lại, những thành tựu nghiên cứu và phát triển AI của OpenAI đã chứng minh tiềm năng to lớn của AI, mở ra những ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong tương lai, OpenAI sẽ tiếp tục nỗ lực nghiên cứu và phát triển để mang đến những đột phá mới hướng đến mục tiêu phát triển AI an toàn và có lợi cho nhân loại.

Mục nhập này đã được đăng trong OpenAI. Đánh dấu trang permalink.
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nội dung chính
Try for Free