Chuyển văn bản thành giọng nói (Text to Speech) là gì?

Bài viết này sẽ tìm hiểu chi tiết về công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói: định nghĩa, ứng dụng và các công cụ TTS phổ biến hiện nay. Hãy đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quát về công nghệ này nhé!

1. Giới thiệu về công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói

1.1. Chuyển văn bản thành giọng nói là gì?

Chuyển văn bản thành giọng nói (Text to Speech hay TTS) là công nghệ chuyển đổi các đoạn văn bản thành âm thanh dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI). Công cụ Text to Speech hoạt động bằng cách kết hợp các kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), học máy và tổng hợp giọng nói. Từ đó, cho phép người dùng có thể chuyển đổi nội dung văn bản thành âm thanh giống nhịp điệu và âm giọng con người một cách tự động.

Giới thiệu về công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói
Giới thiệu về công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói.

Công nghệ tổng hợp giọng nói được nghiên cứu ban đầu vào thế kỷ 18 và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Tuy nhiên trong những năm cuối thế kỷ 20 đến hiện tại, sự phát triển của Text to Speech mới thực sự bùng nổ mạnh mẽ nhờ tiến bộ khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI. Ngày nay, giọng nói AI đã cải tiến với độ chính xác cao, phục vụ nhu cầu ứng dụng như trong sách nói và giọng nói nhân tạo.

Với sự phát triển và hoàn thiện không ngừng về chất lượng giọng nói, lợi ích của chuyển văn bản thành giọng nói đã chứng minh hiệu quả đáng kể cho người dùng trong mọi lĩnh vực.

  • Mở rộng khả năng tiếp cận: TTS cung cấp khả năng chuyển đổi văn bản sang giọng nói (Text to Voice) giúp các ứng dụng trợ lý ảo (Siri, Google Assistant, Alexa, Open AI) hỗ trợ người dùng tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, đặc biệt là những người gặp khó khăn về thị giác hoặc các vấn đề liên quan đến đọc hiểu.
  • Tiết kiệm chi phí: Việc sử dụng công nghệ Text to Voice giúp giảm chi phí sản xuất nội dung âm thanh. Chẳng hạn như sản xuất sách nói, video hướng dẫn và quảng cáo, thay vì thuê diễn viên lồng tiếng, các doanh nghiệp có thể sử dụng TTS để tạo ra các sản phẩm âm thanh chất lượng cao với chi phí thấp hơn.
  • Tiện lợi và linh hoạt: Công nghệ Text to Speech có thể sử dụng trên mọi thiết bị điện tử (máy tính, di động, tivi,…). Nhờ vậy, bạn có thể cài đặt các phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói dễ dàng và sử dụng chúng mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần một văn bản đầu vào, bạn sẽ có ngay âm thanh cho mọi mục đích sử dụng: audio lồng tiếng video, báo nói, sách nói,…
Công nghệ Text to Speech được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực
Công nghệ Text to Speech được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực.

1.2. Đối tượng sử dụng phần mềm Text to Speech

Công nghệ Text to Speech đã và đang trở thành một công cụ hữu ích và quan trọng đối với nhiều nhóm đối tượng người dùng khác nhau.

1.2.1. Sáng tạo nội dung

Việc tạo nội dung âm thanh và video ngắn đang là xu hướng trên các trang mạng xã hội. Nhu cầu người dùng đối với các hình thức nghe sách nói, podcast, video giải trí hay quảng cáo ngày càng lớn. một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Thay vì phải thuê diễn viên lồng tiếng, các nhà sản xuất có thể sử dụng công nghệ này để chuyển đổi nội dung văn bản thành giọng nói.

Công nghệ giọng nói giúp sản xuất nội dung nhanh chóng, tiết kiệm chi phí thu âm
Công nghệ giọng nói giúp sản xuất nội dung nhanh chóng, tiết kiệm chi phí thu âm.

Đặc biệt, công nghệ giọng nói này còn hỗ trợ sản xuất nội dung đa ngôn ngữ, cho phép các nhà sáng tạo nội dung mở rộng tập đối tượng tiếp cận. Họ có thể dịch và thuyết minh nội dung của mình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau mà không cần thuê người dịch và diễn viên lồng tiếng cho từng ngôn ngữ.

1.2.2. Người khuyết tật

Công nghệ tổng hợp tiếng nói cho phép người khiếm thị tiếp cận các tài liệu văn bản như sách, báo, tài liệu học tập và các trang web. Khi sử dụng giọng nói ảo cho người khiếm thị, thay vì phải dựa vào các tài liệu chữ nổi, họ có thể nghe nội dung văn bản thông qua các thiết bị hỗ trợ như điện thoại thông minh hoặc các ứng dụng hỗ trợ trên máy tính như NVDA.

Công nghệ tổng hợp giọng nói hỗ trợ người khiếm thị trong việc tiếp cận thông tin
Công nghệ tổng hợp giọng nói hỗ trợ người khiếm thị trong việc tiếp cận thông tin.

1.2.3 Doanh nghiệp

Công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói hiện nay còn được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp. Bằng cách ứng dụng giọng nói trong các nghiệp vụ truyền thông nội bộ, đào tạo hội nhập, các doanh nghiệp đã và đang thu được hiệu quả đáng kể trong việc vận hành mà không cần đến quá nhiều nhân sự. Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ này trong các hệ thống tổng đài tự động để nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng tiếp cận khách hàng.

1.3 Ứng dụng TTS vào công việc và đời sống

Công nghệ giọng nói được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và tạo ra tác động tích cực.

  • Trong giáo dục: Công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói giúp tạo sách nói, cho phép học sinh và giáo viên tiếp cận kiến thức mọi lúc, mọi nơi. Hỗ trợ học sinh khiếm thị nghe tài liệu học tập thay vì đọc, sử dụng phần mềm đọc màn hình để dễ dàng tiếp cận và sử dụng tài liệu học tập.
Giọng nói nhân tạo tạo ra các bài giảng điện tử, sách nói
Giọng nói nhân tạo tạo ra các bài giảng điện tử, sách nói.
  • Trong doanh nghiệp: Giúp tạo quảng cáo âm thanh, video giới thiệu sản phẩm và podcast nhanh chóng. Giọng đọc nhân tạo còn được úng dụng trong hệ thống IVR tự động trả lời và xử lý các cuộc gọi từ khách hàng, giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khách hàng bằng nhiều ngôn ngữ.
  • Trong cuộc sống hàng ngày: Giọng nói được tích hợp vào thiết bị nhà thông minh, trợ lý ảo như Siri, Google Assistant, và Alexa giúp quản lý công việc và cuộc sống hàng ngày hiệu quả hơn, cung cấp thông tin và thực hiện các tác vụ theo yêu cầu.
Công nghệ TTS được ứng dụng trong các thiết bị nhà thông minh
Công nghệ TTS được ứng dụng trong các thiết bị nhà thông minh.
  • Trong y tế: Giúp bệnh nhân nghe thông tin về bệnh lý, thuốc và liệu pháp, thay vì phải đọc tài liệu y tế.Hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh và tăng cường chính xác khi đọc bản ghi bệnh án, cho phép họ tập trung vào quá trình chẩn đoán và điều trị.
  • Trong giải trí: Việc tạo giọng nói từ văn bản giúp tạo ra các bản audio từ kịch bản có sẵn, mở ra cơ hội sáng tạo trong việc tạo nội dung giải trí.

2. Các công cụ và nền tảng Text to Speech phổ biến

Có một số phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói và nền tảng Text to Speech phổ biến được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng và dịch vụ khác nhau trên thị trường. Bạn có thể lựa chọn tùy vào mục đích sử dụng và mục đích thương mại của cá nhân hoặc doanh nghiệp.

2.1 Google Text-to-Speech

Google Text-to-Speech là một dịch vụ của Google cho phép chuyển đổi văn bản thành giọng nói tự nhiên, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và giọng nói khác nhau. Dịch vụ này dễ dàng tích hợp vào ứng dụng và thiết bị thông qua API, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng trong các lĩnh vực như trợ lý ảo, hỗ trợ người khiếm thị, học tập và sách nói.

Công cụ Text to Speech - Google Text-to-Speech
Công cụ Text to Speech – Google Text-to-Speech.

2.2 Amazon Polly

Amazon Polly là một dịch vụ của Amazon Web Services (AWS), cung cấp các giọng nói tự nhiên và chất lượng cao cho việc chuyển đổi văn bản thành giọng nói. Nó được sử dụng rộng rãi trong việc tạo ra nội dung âm thanh cho ứng dụng, trò chơi, và các dịch vụ trực tuyến khác.

Công cụ Text to Speech - Amazon Polly
Công cụ Text to Speech – Amazon Polly.

2.3 Microsoft Azure TTS

Microsoft Azure Text to Speech là một dịch vụ TTS của Microsoft  Azure, cung cấp các giọng nói tự nhiên và chất lượng cao cho việc chuyển đổi văn bản thành giọng nói. Nó được tích hợp vào các ứng dụng và dịch vụ của Microsoft và có thể được sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau.

Công cụ Text to Speech - Microsoft Azure Text to Speech
Công cụ Text to Speech – Microsoft Azure Text to Speech.

2.4 IBM Watson Text to Speech

IBM Watson Text to Speech là một dịch vụ TTS của IBM Watson, cung cấp khả năng chuyển đổi văn bản thành giọng nói tự nhiên và chất lượng cao. Nó được sử dụng trong các ứng dụng và dịch vụ của IBM và có thể tích hợp vào các ứng dụng của bên thứ ba thông qua API.

Công cụ Text to Speech - IBM Watson Text to Speech
Công cụ Text to Speech – IBM Watson Text to Speech.

2.5 OpenAI TTS

OpenAI TTS cung cấp khả năng chuyển văn bản thành giọng nói tự nhiên và chất lượng cao. Nền tảng này sử dụng các mô hình học sâu (deep learning) để tạo ra các giọng nói tự nhiên, có thể phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng, từ tạo ra nội dung âm thanh cho video, podcast, đến hỗ trợ người sử dụng khiếm thính hoặc khó nghe.

OpenAI TTS có thể tích hợp dễ dàng vào các ứng dụng và dịch vụ thông qua API của nó. API cung cấp các phương thức đơn giản để chuyển đổi văn bản thành giọng nói và tùy chỉnh các thiết lập như tốc độ, âm lượng, và phong cách của giọng đọc.

Công cụ Text to Speech - OpenAI TTS
Công cụ Text to Speech – OpenAI TTS.

2.6 Speechify

Speechify là một ứng dụng TTS (Text-to-Speech) phổ biến trên nền tảng di động, được phát triển bởi một nhóm các nhà phát triển tại Mỹ. Speechify cho phép người dùng chuyển đổi văn bản từ nhiều nguồn khác nhau thành giọng nói, giúp họ tiếp cận nội dung một cách dễ dàng hơn. Ứng dụng này hỗ trợ nhiều định dạng văn bản như sách, bài báo, tài liệu, và nhiều hơn nữa. Mặc dù chủ yếu phát triển dành cho thị trường ngôn ngữ tiếng Anh, Speechify cũng có thể hỗ trợ tiếng Việt thông qua tính năng đọc văn bản.

Công cụ Text to Speech - Speechify
Công cụ Text to Speech – Speechify.

2.7 Murf.ai

Murf.ai cho phép chuyển văn bản thành giọng nói tự nhiên, giúp tạo ra trải nghiệm người dùng đa dạng trong các ứng dụng như trợ lý ảo, ứng dụng đọc sách, hoặc tổng đài tự động. Chất lượng giọng đọc của Murf.ai thường được đánh giá cao về sự tự nhiên và trôi chảy. Điều này giúp người dùng có trải nghiệm dễ chịu và thuận lợi khi tương tác với các ứng dụng và hệ thống sử dụng công nghệ TTS của Murf.ai.

Công cụ Text to Speech - Murf.ai
Công cụ Text to Speech – Murf.ai.

2.8 PlayHT

PlayHT là một công cụ hàng đầu trong lĩnh vực tổng hợp giọng nói, cung cấp các giải pháp TTS chất lượng cao và đa dạng. PlayHT sử dụng mô hình học sâu và kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên để tái tạo giọng nói một cách chân thực và sinh động. PlayHT có các gói cước sử dụng linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của các đối tác và khách hàng.

Công cụ Text to Speech - PlayHT
Công cụ Text to Speech – PlayHT.

2.9 Vbee Text to Speech

Vbee Text to Speech được phát triển bởi Vbee AIVoice – Một trong những nhà cung cấp nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo hàng đầu tại Việt Nam. Phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói này cung cấp hơn 50 ngôn ngữ và hơn 200 giọng đọc AI chất lượng cao cho nhiều loại nội dung khác nhau.

Các dòng sản phẩm Vbee AIVoice với các gói cước miễn phí và trả phí có thể đáp ứng được đa dạng mục đích sử dụng của người dùng. Nếu bạn có ít nhu cầu sử dụng công cụ giọng nói AI, hãy lựa chọn gói cước miễn phí của Vbee AIVoice. Còn đối với các nhà sản xuất nội dung, những gói cước được gia hạn hàng tháng/quý/năm sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.

Công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói (Vbee Text to Speech)
Công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói (Vbee Text to Speech)

2.10 FPT.ai

FPT.AI cung cấp các dịch vụ chuyển văn bản thành giọng nói tự nhiên và chất lượng cao. Công nghệ giọng nói của FPT.AI được phát triển với việc sử dụng các mô hình học sâu (deep learning) và các thuật toán tiên tiến để tạo ra các giọng đọc phong phú và đa dạng, phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. FPT.AI TTS có khả năng tạo ra các giọng đọc tiếng Việt tự nhiên, cũng như hỗ trợ các giọng nói trong nhiều ngôn ngữ khác.

Công cụ Text to Speech - FPT.AI
Công cụ Text to Speech – FPT.AI.

2.11 Viettel AI

Viettel TTS là một trong những công cụ uy tín và được ưa chuộng tại Việt Nam. Công cụ giọng nói AI của Viettel cung cấp các giọng đọc tự nhiên và phong phú, phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Có khả năng chuyển đổi văn bản thành giọng nói tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác. Ngoài ra, Viettel TTS còn cung cấp API cho phép tích hợp dễ dàng vào các ứng dụng và dịch vụ của doanh nghiệp.

Công cụ Text to Speech - Viettel TTS
Công cụ Text to Speech – Viettel TTS.

2.12 Narakeet

Narakeet là một công cụ Text-to-Speech trực tuyến cho phép người dùng chuyển đổi văn bản thành giọng nói. Người dùng có thể nhập văn bản từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm văn bản định dạng Markdown, Google Docs, hoặc cắt và dán trực tiếp từ các nguồn khác. Giao diện đơn giản và dễ sử dụng của Narakeet giúp người dùng nhanh chóng tạo ra video chất lượng mà không cần kỹ năng kỹ thuật đặc biệt.

Công cụ Text to Speech - Narakeet
Công cụ Text to Speech – Narakeet.

3. Thách thức và tương lai của công nghệ TTS

Mặc dù công nghệ Text-to-Speech đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần được vượt qua để cải thiện chất lượng và tính ứng dụng của nó trong thực tế.

3.1 Thách thức hiện tại

Công nghệ giọng đọc nhân tạo vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nên không tránh khỏi các thách thức trong quá trình tổng hợp giọng nói.

3.1.1 Tính tự nhiên và cảm xúc

Giọng nói tự nhiên có cảm xúc là thách thức của công nghệ giọng nói. Con người thường diễn đạt cảm xúc và ý nghĩa thông qua giọng điệu, dấu thanh, và cảm xúc trong giọng nói. Công nghệ TTS cần phát triển hơn nữa để có khả năng tái tạo được sự phong phú và đa dạng này. Từ những cảm xúc như vui vẻ, buồn bã đến các tình huống đặc biệt như câu chuyện hài hước hay châm biếm.

Giọng đọc tạo ra từ công nghệ TTS còn hạn chế trong việc diễn đạt cảm xúc
Giọng đọc tạo ra từ công nghệ TTS còn hạn chế trong việc diễn đạt cảm xúc.

3.1.2 Giọng vùng miền

Mỗi vùng miền, khu vực trên thế giới đều có cách phát âm và giọng đọc đặc trưng riêng. Vì vậy, các hệ thống tổng hợp tiếng nói phải cần thời gian tương đối dài để hiểu và xử lý đúng các từ ngữ địa phương, tiếng lóng và biến thể ngôn ngữ. Hơn nữa, việc tạo ra giọng đọc vùng miền sao cho không bị máy móc, giữ được sự tự nhiên và cảm xúc cũng là một thách thức kỹ thuật lớn, đòi hỏi sự phát triển liên tục của các mô hình AI và kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

3.1.3 Hỗ trợ đa ngôn ngữ còn hạn chế

Mặc dù đã có sự cải thiện, nhưng hỗ trợ đa ngôn ngữ của công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói vẫn còn hạn chế. Các giọng nói AI thường thiên về một số ngôn ngữ chính và không phản ánh được đầy đủ sự đa dạng ngôn ngữ trên toàn cầu. Điều này gây khó khăn cho việc sử dụng TTS trong các ứng dụng đa ngôn ngữ và đa văn hóa.

Phần lớn các công nghệ TTS không phản ánh đầy đủ sự đa dạng ngôn ngữ
Phần lớn các công nghệ TTS không phản ánh đầy đủ sự đa dạng ngôn ngữ.

3.1.4 Hạn chế về mặt đạo đức và xã hội

Một hạn chế của chuyển văn bản thành giọng nói là đạo đức và xã hội. Bao gồm việc sử dụng giọng nói từ công nghệ này để tạo ra nội dung giả mạo hoặc lừa đảo, vi phạm quyền riêng tư, hoặc phản ánh các định kiến xã hội.

3.2 Tương lai và xu hướng phát triển

Công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hứa hẹn mang lại nhiều tiềm năng trong tương lai.

3.2.1 Tích hợp AI và học máy

Tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy là xu hướng chính trong phát triển của công nghệ tổng hợp giọng nói. Bằng cách sử dụng các mô hình học sâu và thuật toán học máy tiên tiến, công nghệ này có thể tạo ra các giọng nói tự nhiên và chân thực hơn. AI cũng giúp TTS hiểu biết ngôn ngữ tự nhiên và ngữ cảnh văn hóa, từ đó cải thiện khả năng diễn đạt và tương tác với người dùng.

Xu hướng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy
Xu hướng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy.

3.2.2 Các công nghệ mới

Tương lai của chuyển văn bản thành giọng nói sẽ có sự tích hợp của công nghệ AI và học máy. Nhờ sự phát triển này có thể mở ra những cơ hội mới và giải quyết nhiều thách thức hiện tại của công nghệ TTS.

  • Voice Cloning (Nhân bản giọng nói): Công nghệ Voice Cloning cho phép sao chép giọng nói của một người và áp dụng vào các ứng dụng TTS. Điều này mở ra nhiều ứng dụng trong việc tạo ra giọng đọc cá nhân hóa cho các cá nhân, nhân vật hoặc nhân vật ảo.
  • AI Dubbing (Lồng tiếng AI): AI Dubbing là một công nghệ mới cho phép giọng đọc lồng tiếng đồng bộ với video, tạo ra các bản audio với giọng nói tự nhiên và sinh động cho phim hoặc video.
  • Voice Conversion (Chuyển đổi giọng nói): Công nghệ Voice Conversion cho phép chuyển đổi giọng nói từ một người sang người khác, mở ra nhiều ứng dụng trong việc tạo ra giọng nói phù hợp với nhu cầu cụ thể.
Việc ứng dụng công nghệ mới tạo ra những thay đổi đáng kể trong giọng đọc AI
Việc ứng dụng công nghệ mới tạo ra những thay đổi đáng kể trong giọng đọc AI.

Trong bài viết này, chúng ta đã khám phá về công nghệ chuyển đổi văn bản thành tiếng nói và những tiến bộ đáng kể mà nó mang lại. Đây là một công nghệ tiên tiến đang phát triển mạnh mẽ với khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Bên cạnh tiềm năng phát triển, chúng ta không thể phủ nhận rằng công nghệ Text to Audio vẫn tồn tại các thách thức về chất lượng giọng nói, đa ngôn ngữ và vấn đề đạo đức cần phải cải thiện.

Với sự tiến bộ không ngừng của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) công nghệ này sẽ tiếp tục cải thiện, mang đến những trải nghiệm nghe tự nhiên và chân thực, đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội và cuộc sống con người trong tương lai.

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nội dung chính
Try for Free