Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước với công nghệ Text to Speech

Công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói (Text to Speech) đã và đang được ứng dụng ngày càng phổ biến trong cơ quan nhà nước, mang lại nhiều lợi ích cho cả người dân và các cán bộ công chức. 

1. Ứng dụng Text to Speech trong cơ quan nhà nước

1.1 Thông báo công cộng

Ứng dụng chuyển văn bản thành giọng nói để tạo ra các thông báo âm thanh tại sân bay, nhà ga, bến xe hay bệnh viện đang được sử dụng vô cùng rộng rãi. Công nghệ này không chỉ giúp người dân nắm bắt thông tin nhanh chóng mà còn tiết kiệm chi phí vận hành tại các trung tâm thông báo công cộng.

  • Sân bay, nhà ga, bến xe

Sử dụng giọng nói ảo tự động đọc thông tin về các chuyến bay, bao gồm số hiệu chuyến bay, thời gian khởi hành, điểm đến, cửa ra, thay đổi giờ bay, hủy chuyến… tại sân bay hoặc nhà ga giúp hành khách dễ dàng nắm bắt thông tin và di chuyển đúng giờ.

Đồng thời cung cấp các hướng dẫn chi tiết về quy trình an ninh, thủ tục check-in, vị trí quầy dịch vụ… giúp hành khách di chuyển thuận tiện và nhanh chóng trong sân bay, nhà ga hay bên xe. Thông báo bằng giọng nói ảo có thể được chuyển đổi đa ngôn ngữ, phục vụ đông đảo hành khách quốc tế.

Chuyển văn bản thành tiếng nói đọc thông báo tại sân bay giúp hành khách nắm bắt thông tin dễ dàng.
Thông báo tại sân bay giúp hành khách nắm bắt thông tin dễ dàng. (Nguồn: freepik.com)
  • Bệnh viện

Sử dụng phần mềm chuyển văn bản thành tiếng nói là một cách giúp giảm tải công việc cho các nhân viên y tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động.

1. Thông báo chỉ dẫn khám, chữa bệnh

Hệ thống thông báo tự động đọc thông tin về lịch khám, chữa bệnh của bệnh nhân, bao gồm tên bác sĩ, khoa phòng, giờ khám, vị trí phòng khám,… giúp bệnh nhân dễ dàng nắm bắt thông tin và đến đúng giờ. Ví dụ: “Bệnh nhân Nguyễn Văn A, số thứ tự 23, vui lòng đến phòng khám 202 để khám tim mạch”. “Kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân Trần Thị B đã có, vui lòng đến quầy phát thuốc để nhận kết quả”.

2. Hướng dẫn quy trình điều trị

Bằng cách cung cấp hướng dẫn bằng giọng nói chi tiết về các quy trình điều trị, cách sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng,… giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về quá trình điều trị và tự chăm sóc bản thân. Các hướng dẫn có thể kết hợp thêm hình ảnh hoặc video minh họa, giúp thông tin dễ hiểu và dễ tiếp thu hơn.

Text to Speech hướng dẫn người bệnh điều trị thông qua các hướng dẫn bằng giọng nói.
Text to Speech hướng dẫn người bệnh điều trị thông qua các hướng dẫn bằng giọng nói. (Nguồn: freepik.com)

3. Cung cấp thông tin chung về bệnh viện

Có thể cung cấp thông tin chung về bệnh viện, bao gồm các dịch vụ y tế, quy định của bệnh viện, vị trí các khoa phòng,… bằng giọng nói nhân tạo, giúp bệnh nhân dễ dàng tìm kiếm thông tin và di chuyển trong bệnh viện. Thông tin có thể được đưa ra bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, phục vụ cả những bệnh nhân trong nước và nước ngoài.

1.2 Dịch vụ giao thông

  • Thông báo điểm dừng và tuyến đường

Tự động thông báo các điểm dừng, tuyến đường và các thay đổi trong hành trình trên xe buýt, tàu điện ngầm, tàu hỏa và xe điện để người dân có thể chủ động nắm bắt. Ví dụ: “Trạm tiếp theo là Trường Đại học Thương mại. Quý khách vui lòng chuẩn bị”.

Thông báo điểm dừng bằng giọng nói ảo trên xe buýt, tàu điện.
Thông báo điểm dừng bằng giọng nói ảo trên xe buýt, tàu điện. (Nguồn: freepik.com)
  • Hướng dẫn và chỉ dẫn

Sử dụng giọng nói ảo cung cấp thông tin hướng dẫn về lối ra vào, khu vực chờ và các dịch vụ tại các trạm xe buýt, ga tàu, sân bay. Ví dụ: “Lối ra đến cổng số 3 ở phía trước, vui lòng theo bảng chỉ dẫn”.
Hay cung cấp hướng dẫn chi tiết về các tuyến đường, giúp người tham gia giao thông dễ dàng tìm đường và tránh được những khu vực tắc đường. Các hướng dẫn bằng giọng nói có thể được kết hợp với hình ảnh bản đồ, giúp người tham gia giao thông dễ dàng hình dung lộ trình.

1.3 Dịch vụ công

  • Cung cấp thông tin dịch vụ

Các thông tin liên quan đến thủ tục, quy trình nộp hồ sơ, lệ phí, và thời gian giải quyết có thể được đọc bằng các giọng đọc nhân tạo, giúp người dân dễ dàng tra cứu và thực hiện các thủ tục hành chính. Ví dụ: Khi người dân đến khu vực tiếp nhận hồ sơ, hệ thống Text to Speech sẽ tự động phát thông tin hướng dẫn về các thủ tục hành chính được cung cấp tại khu vực này.

  • Thông báo số thứ tự

Với khả năng tự động gọi số thứ tự và tên người dân khi đến lượt làm thủ tục, giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi và tạo sự chuyên nghiệp cho quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ. Ví dụ: “Kính mời anh Nguyễn Văn A, số thứ tự A23, đến quầy số 5 để nộp hồ sơ xin cấp CCCD”.

Thông báo số thứ tự cho người dân đến lượt làm thủ tục nhờ công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói.
Thông báo số thứ tự cho người dân đến lượt làm thủ tục nhờ công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói. (Nguồn: vietnamplus.vn)

1.4 Loa phát thanh

Các nội dung thông báo khẩn cấp, thông báo hàng ngày, thông báo sự kiện, nội dung tuyên truyền,… có thể được tạo ra nhanh chóng nhờ các công cụ đọc văn bản, đảm bảo người dân nhận được thông tin chính xác, kịp thời. Ví dụ thông báo chính sách, pháp luật, cảnh báo thiên tai, dịch bệnh, truyền tải thông tin tuyên truyền về đạo đức, lối sống, sức khỏe hay thông báo về các hoạt động của địa phương…

Sử dụng TTS nhanh chóng tạo và đọc các thông báo khẩn cấp để người dân nhận được thông tin kịp thời.
Sử dụng TTS nhanh chóng tạo và đọc các thông báo khẩn cấp để người dân nhận được thông tin kịp thời. (Nguồn: freepik.com)

2. Hiệu quả khi ứng dụng

Quá trình chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước đang được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ ứng dụng công nghệ tổng hợp giọng nói vào các lĩnh vực. Khả năng tự động hóa nhiều công việc giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính, tạo sự thuận tiện cho người dân và nâng cao chất lượng dịch vụ công.

2.1 Truyền tải thông tin nhanh chóng, chính xác

Nhờ khả năng đọc văn bản một cách chính xác, đảm bảo nội dung được truyền tải đúng với ý nghĩa ban đầu, các công cụ tạo giọng đọc AI hạn chế tối đa sai sót do yếu tố con người như nhầm lẫn, phát âm sai,…

Bên cạnh đó, khả năng xử lý văn bản và sản xuất âm thanh nhanh chóng của TTS cũng cho phép truyền tải thông tin, thông báo, hướng dẫn đặc biệt quan trọng trong những trường hợp khẩn cấp, đảm bảo mọi người dân đều nhận được thông tin kịp thời.

2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính

Các công việc thủ công như thông báo, phát thanh, tuyên truyền,… đã được tự động hóa đáng kể nhờ có sự hỗ trợ của các giọng đọc AI. Giúp các cán bộ công chức tập trung vào những công việc chuyên môn, nâng cao hiệu quả công việc.

Bên cạnh đó, việc sử dụng giọng nói ảo để truyền thanh thông báo và hướng dẫn không chỉ giúp tiết kiệm chi phí in ấn và phát hành tài liệu mà còn tối ưu hóa nguồn lực.

Text to Speech hỗ trợ tự động hóa nhiều công việc thủ công để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính.
Text to Speech hỗ trợ tự động hóa nhiều công việc thủ công để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính. (Nguồn: vietnamplus.vn)

2.3 Tăng cường sự hài lòng của người dân

Việc tích hợp công nghệ giọng nói vào các trang web, ứng dụng, cổng thông tin để cung cấp thông tin và hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến. Người dân có thể tra cứu thông tin, nộp hồ sơ, thanh toán trực tuyến thông qua giọng nói, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, tạo sự thuận tiện cho người dân và nâng cao chất lượng dịch vụ công.

Ngoài ra, bằng cách cung cấp thông tin bằng giọng nói thay cho thông tin bằng văn bản, công nghệ này còn nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho những người khuyết tật, người cao tuổi và những người gặp khó khăn trong việc đọc văn bản. Đảm bảo rằng mọi người đều có thể tiếp cận dịch vụ một cách công bằng và thuận tiện.

Nhìn chung, chuyển văn bản thành giọng nói là một công nghệ tiềm năng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hành chính công, tăng cường sự hài lòng của người dân, góp phần xây dựng mối quan hệ tin tưởng, minh bạch giữa chính quyền, các tổ chức và người dân.

MỤC LỤC
Try for Free