Tác động của chuyển văn bản thành giọng nói đến thị trường lao động ngày càng rõ rệt, đặc biệt trong thời đại công nghệ số hiện nay. Để tìm hiểu kỹ hơn về những tác động đó, chúng ta hãy cùng phân tích những cơ hội và thách thức mà người lao động phải đối mặt, khi có công nghệ này.
I. Những tác động tích cực lên thị trường việc làm
1. Tạo cơ hội nghề nghiệp mới
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ Text to Speech đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới. Đặc biệt là trong các công việc liên quan đến Phát triển và duy trì công nghệ TTS và Sáng tạo nội dung. Các cơ hội này thường được phân bổ trong các lĩnh vực: giải trí, giáo dục, du lịch, marketing, và báo chí. Một số công việc có thể kể đến, bao gồm:
- Kỹ sư phần mềm, nhà phát triển AI và chuyên gia xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP): Các vị trí này có đóng góp tích cực vào việc phát triển và cải tiến giọng nói. Từ đó, đảm bảo hệ thống TTS đáp ứng tốt nhất từng nhu cầu của khách hàng.
- Nhà sản xuất nội dung âm thanh: Bản chất của nghề này là việc tạo và chỉnh sửa các nội dung được sản xuất bằng tiếng. Vì vậy, các nhà sáng tạo có thể tận dụng TTS để sản xuất podcast, sách nói, video giáo dục,…
2. Nâng cao hiệu suất công việc
- Công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói giúp tự động hoá quy trình làm việc
- TTS giúp đơn giản hoá việc sản xuất video, báo nói, sách nói và các sản phẩm e-learning. Thay vì phải thu âm giọng nói và chỉnh sửa từng chữ vô cùng phức tạp, các nhà sáng tạo có thể sử dụng TTS để tạo ra các sản phẩm nhanh chóng và hiệu quả.
- TTS giúp đẩy nhanh quy trình chăm sóc sức khoẻ tại bệnh viện. Công nghệ TTS đã được tích hợp vào hệ thống quản lý dữ liệu để hình thành các trợ lý ảo. Các trợ lý này sẽ tự động nhắc lịch hẹn khám bệnh và đọc tên bệnh nhân.
- TTS hỗ trợ các hoạt động của cơ quan nhà nước. Các đơn vị này đã tận dụng TTS để phát thanh thông báo tại nhà ga, sân bay, bến xe,… Nhờ vậy mà quá trình cung cấp thông tin cho người dân được nhanh chóng và chính xác.
- Text to Speech đa ngôn ngữ giúp các doanh nghiệp dễ dàng phục vụ khách hàng quốc tế. Do nhận thấy hạn chế của phương pháp thông báo truyền thống là sự sai lệch về phát âm tiếng nước ngoài, các tổ chức đã quyết định sử dụng TTS như một giải pháp hiệu quả để truyền đạt thông tin, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả công việc.
II. Các ảnh hưởng tiêu cực của Text to Speech tới thị trường lao động
1. Giảm nhu cầu về nhân lực
- TTS làm giảm nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng
Chatbot và trợ lý ảo tích hợp TTS có khả năng tự động hóa một phần công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng. Các hệ thống này có thể xử lý và trả lời hiệu quả các cuộc gọi đơn giản, lặp đi lặp lại. Điều này trực tiếp làm giảm nhu cầu tuyển dụng của các vị trí nhân viên chăm sóc thông thường.
- TTS ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực giáo dục
Sách nói và các ứng dụng học tập sử dụng TTS làm giảm sự phụ thuộc vào giáo viên trong việc đọc sách. Các bài giảng cơ bản giờ đây đã có thể được tự động hoá. Điều này làm giảm bớt nhu cầu về giáo viên dạy các môn như: ngữ âm, phát âm, đọc hiểu.
- TTS tác động đến nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong lĩnh vực truyền thông
Sự xuất hiện của TTS làm giảm nhu cầu tuyển dụng của bình luận viên và người đọc tin. Các bản tin tổng hợp và podcast có thể được tạo tự động bằng công cụ tổng hợp giọng nói. Vì vậy, các tổ chức sẽ không ưu tiên tuyển dụng nhân lực phổ thông cho công việc này.
2. Yêu cầu thay đổi về kỹ năng
- Người lao động cần nâng cao khả năng về kỹ thuật
Khi phần mềm chuyển văn bản thành tiếng nói được triển khai, người lao động cần nâng cao kỹ năng và học hỏi các công nghệ mới. Đặc biệt là nguồn nhân lực của các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi công cụ Text to Audio. Họ sẽ cần trang bị thêm kiến thức và kỹ năng liên quan đến công nghệ, trải nghiệm người dùng, và phân tích dữ liệu. Sự trang bị này nhằm đảm bảo quy trình làm việc cùng hệ thống TTS được trôi chảy, mượt mà. Đồng thời, người lao động có thể duy trì được sự cạnh tranh, giảm thiểu khả năng bị thay thế và nguy cơ mất việc làm.
- Phát triển kỹ năng mềm
Dù máy móc ngày càng thông minh, nhưng các kỹ năng mềm vẫn là yếu tố tạo nên sự khác biệt của con người. Người lao động sẽ cần rèn luyện thêm các kỹ năng: giao tiếp, sáng tạo, và giải quyết vấn đề, để đảm bảo giá trị đặc biệt và sự vượt trội của bản thân so với máy móc.
3. Chênh lệch về trình độ lao động
Sự chênh lệch rõ rệt về kỹ năng có thể xuất hiện trong cùng một cộng đồng người lao động. Những người không có điều kiện sử dụng công nghệ thường xuyên rất khó để tiếp cận kỹ thuật mới. Khi thời gian tìm hiểu đủ lâu mà họ vẫn không thể thích nghi thì khả năng bị đào thải là rất lớn.
Mặc dù, Text to Speech giúp nâng cao hiệu suất công việc và mở ra những cơ hội nghề nghiệp mới, nhưng nó cũng đặt ra áp lực lớn cho người lao động để thích nghi và nâng cao kỹ năng. Người lao động sẽ phải liên tục cập nhật những công nghệ mới để thành công trong thị trường lao động đầy khó khăn.