Nội dung chính

Không chỉ giúp hiển thị sản phẩm kèm hình ảnh, giá và tên cửa hàng ngay trên trang kết quả tìm kiếm, Google Shopping còn là công cụ quảng cáo mạnh mẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu cho các doanh nghiệp bán lẻ. Vậy Google Shopping là gì? Hoạt động như thế nào và làm sao để triển khai hiệu quả? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết sau.

1. Google Shopping là gì? 

Google Shopping (quảng cáo mua sắm Google) là một hình thức quảng cáo trực tuyến hiển thị sản phẩm dưới dạng hình ảnh kèm thông tin chi tiết ngay trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Thay vì chỉ hiện văn bản quảng cáo, Google Shopping tạo ra một “gian hàng ảo” tương tự như trên các sàn thương mại điện tử, giúp người dùng dễ dàng xem và so sánh sản phẩm từ nhiều nhà bán hàng khác nhau.

Qua đó, người mua có thể nhanh chóng tiếp cận thông tin về giá cả, hình ảnh, đánh giá và nguồn cung cấp sản phẩm ngay khi tìm kiếm. Với người bán, Google Shopping là kênh quảng cáo hiệu quả để giới thiệu sản phẩm, tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến.

GG Shopping là gì?
GG Shopping là gì?

2. Google Shopping hoạt động như thế nào?

Google Shopping hoạt động dựa trên việc kết nối dữ liệu sản phẩm từ các nhà bán hàng thông qua Google Merchant Center. Người bán tải lên danh sách sản phẩm kèm theo thông tin chi tiết như tên, hình ảnh, giá cả, mô tả và trạng thái hàng hóa.

Khi người dùng tìm kiếm một sản phẩm trên Google, hệ thống sẽ tự động lấy dữ liệu từ Merchant Center để hiển thị các sản phẩm liên quan dưới dạng quảng cáo hình ảnh có kèm giá và thông tin nhà cung cấp trên trang kết quả tìm kiếm hoặc trong tab Google Shopping.

Sản phẩm hiển thị trên trang Google Shopping.
Sản phẩm hiển thị trên trang Google Shopping

Ngoài ra, người bán có thể chạy các chiến dịch quảng cáo qua Google Ads để đẩy mạnh hiển thị sản phẩm tới đúng đối tượng khách hàng mục tiêu dựa trên từ khóa tìm kiếm, vị trí địa lý, thiết bị và nhiều tiêu chí khác.

Quá trình này giúp người mua dễ dàng so sánh sản phẩm và giá cả, đồng thời giúp người bán tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng và nâng cao hiệu quả bán hàng trực tuyến.

Công cụ hỗ trợ bán hàng Google Merchant Center.
Công cụ hỗ trợ bán hàng Google Merchant Center

3. Các tính năng chính của Google Shopping

Tìm kiếm sản phẩm theo từ khóa

Google Shopping cho phép người dùng tìm kiếm sản phẩm bằng cách nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm, tương tự như khi tìm kiếm trên Google. Hệ thống sẽ hiển thị danh sách các sản phẩm liên quan từ nhiều nhà bán hàng khác nhau, giúp người mua dễ dàng tìm thấy sản phẩm cần mua phù hợp.

Tìm sản phẩm cần mua bằng cách nhập từ khóa trên thanh tìm kiếm.
Tìm sản phẩm cần mua bằng cách nhập từ khóa trên thanh tìm kiếm

So sánh giá sản phẩm giữa các nhà bán hàng

Một trong những lợi ích lớn nhất của Google Shopping là khả năng hiển thị giá từ nhiều nhà cung cấp khác nhau cho cùng một sản phẩm. Điều này giúp người dùng so sánh giá cả và chọn được nơi bán có mức giá tốt nhất, đồng thời cân nhắc các yếu tố như phí vận chuyển, khuyến mãi và chính sách đổi trả. 

Lọc sản phẩm theo danh mục, thương hiệu, giá cả, đánh giá

Google Shopping cung cấp nhiều bộ lọc giúp người dùng thu hẹp phạm vi tìm kiếm, bao gồm:

  • Danh mục sản phẩm: Chẳng hạn như thời trang, điện tử, gia dụng…
  • Thương hiệu: Lọc sản phẩm theo hãng sản xuất cụ thể.
  • Giá cả: Lựa chọn các sản phẩm có mức giá phù hợp với ngân sách.
  • Đánh giá: Xem sản phẩm có bao nhiêu sao từ phản hồi của khách hàng trước đó.

Nhờ các bộ lọc này, người dùng có thể tìm được sản phẩm phù hợp nhanh chóng mà không cần phải xem qua quá nhiều kết quả không liên quan.

Lọc sản phẩm theo các danh mục của Google để tìm kiếm nhanh chóng.
Lọc sản phẩm theo các danh mục của Google để tìm kiếm nhanh chóng

Xem thông tin chi tiết và liên kết đến trang mua hàng

Mỗi sản phẩm trên Google Shopping đều có một trang thông tin chi tiết, hiển thị mô tả sản phẩm, giá bán, đánh giá từ khách hàng và thông tin về nhà bán hàng. Khi muốn mua hàng, người dùng chỉ cần nhấp vào liên kết để được chuyển đến trang web của nhà cung cấp và thực hiện giao dịch.

Tích hợp với Google Lens để tìm kiếm sản phẩm qua hình ảnh

Google Shopping được tích hợp với Google Lens, cho phép người dùng tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh thay vì từ khóa. Chỉ cần chụp hoặc tải lên một hình ảnh sản phẩm, Google Lens sẽ phân tích và tìm các mặt hàng tương tự trên Google Shopping. Tính năng này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn tìm mua một sản phẩm nhưng không biết tên hoặc thông tin cụ thể về nó.

Với những tính năng mạnh mẽ này, Google Shopping không chỉ giúp người mua sắm dễ dàng hơn mà còn hỗ trợ nhà bán hàng tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.

4. Lợi ích của việc sử dụng quảng cáo Google Shopping

4.1. Lợi ích cho người mua online

  • Tiết kiệm thời gian tìm kiếm: Người mua dễ dàng xem nhiều sản phẩm cùng lúc với hình ảnh, giá cả và thông tin chi tiết ngay trên trang kết quả tìm kiếm.
  • So sánh giá và sản phẩm dễ dàng: Có thể so sánh giá và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất từ nhiều nhà bán hàng khác nhau chỉ trong vài giây.
  • Trải nghiệm mua sắm thuận tiện: Tương tác trực tiếp với sản phẩm mà không cần truy cập từng website riêng biệt, tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Tiếp cận đa dạng sản phẩm: Người dùng có thể tiếp cận hàng triệu sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới. Dễ dàng tìm thấy các sản phẩm độc đáo hoặc khó tìm mà cửa hàng địa phương không có.
Google Shopping hiển thị sản phẩm kèm theo giá giúp người mua dễ dàng lựa chọn
Google Shopping hiển thị sản phẩm kèm theo giá giúp người mua dễ dàng lựa chọn

4.2. Lợi ích cho người bán

Sản phẩm được hiển thị trực quan và hấp dẫn

  • Google Shopping Ads hiển thị hình ảnh sản phẩm chất lượng cao, giúp thu hút sự chú ý của người dùng tốt hơn so với quảng cáo văn bản thông thường
  • Thông tin giá cả, tên cửa hàng và xếp hạng sao được hiển thị rõ ràng, tạo sự minh bạch và tin cậy
  • Vị trí hiển thị nổi bật trên trang kết quả tìm kiếm, thường ở đầu trang hoặc phía bên phải

Tăng tỷ lệ nhấp chuột và chuyển đổi

  • Quảng cáo mua sắm có tỷ lệ nhấp chuột (CTR) cao hơn 30-50% so với quảng cáo văn bản tiêu chuẩn
  • Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn vì người dùng đã thấy hình ảnh sản phẩm và giá cả trước khi nhấp vào
  • Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột (CPC) thường thấp hơn, mang lại ROI (lợi nhuận trên đầu tư) tốt hơn

Tiếp cận đúng đối tượng khách hàng có nhu cầu thực sự

  • Quảng cáo sẽ hiển thị khi người dùng tìm kiếm cụ thể về sản phẩm, cho thấy họ đã có ý định mua hàng
  • Hệ thống Google sẽ tự động điều chỉnh để hiển thị quảng cáo của bạn cho những truy vấn tìm kiếm phù hợp nhất
  • Khả năng nhắm mục tiêu nâng cao dựa trên vị trí địa lý, thiết bị, thời gian trong ngày hoặc ngày trong tuần
 
 
Google Shopping giúp tăng cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp.
Google Shopping giúp tăng cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp

5. So sánh Google Mua sắm với các nền tảng thương mại điện tử 

Tiêu chíGoogle ShoppingSàn thương mại điện tử
Mô hìnhCông cụ tìm kiếm sản phẩm.Sàn thương mại điện tử tập trung vào khu vực Đông Nam Á.
Hỗ trợ giao dịchKhông có, người mua phải giao dịch trên trang web của nhà bán.Hỗ trợ thanh toán, giao hàng và chính sách đổi trả.
Hình thức hiển thị sản phẩmXuất hiện trên Google khi tìm kiếm sản phẩm.Xuất hiện trên trang chủ và danh mục sản phẩm của Shopee, Lazada.
Tối ưu hóa hiển thị Chủ yếu thông qua SEO và quảng cáo Google Ads.Shopee & Lazada có thuật toán hiển thị tự nhiên và quảng cáo Shopee Ads/Lazada Ads.
Hỗ trợ nhà bán hàngKhông có hệ thống quản lý gian hàng.Hỗ trợ livestream, flash sale, khuyến mãi trên nền tảng.
Bảo vệ người muaKhông có chính sách bảo vệ người mua trực tiếp.Áp dụng chính sách đổi trả và hoàn tiền cho sản phẩm.

Tóm lại, nếu bạn là người bán có website riêng, muốn quảng bá sản phẩm và kéo khách hàng về website của mình, Google Shopping là lựa chọn phù hợp. Nếu bạn muốn bán hàng trực tiếp trên một nền tảng có sẵn, không cần lo về thanh toán và giao hàng, thì Shopee, Lazada sẽ thuận tiện hơn.

Trường hợp bạn muốn tối ưu doanh số, có thể kết hợp cả Google Shopping và sàn thương mại điện tử để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng.

Kết hợp bán hàng trên Google Shopping và sàn thương mại điện tử giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
Kết hợp bán hàng trên Google Shopping và sàn thương mại điện tử giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng

6. Cách sử dụng Google Shopping 

6.1 Hướng dẫn cho người mua

  • Bước 1: Trên điện thoại hoặc máy tính, mở trình duyệt và truy cập Google Shopping, nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm để tìm sản phẩm cần mua hoặc tìm kiếm sản phẩm trên Google, sau đó chọn tab Mua sắm (Shopping).
Truy cập Google Shopping và nhập từ khóa để tìm kiếm sản phẩm.
Truy cập Google Shopping và nhập từ khóa để tìm kiếm sản phẩm.
  • Bước 2: Sau khi tìm kiếm, bạn có thể Nhấn vào mục Bộ lọc để chọn tiêu chí phù hợp với nhu cầu của bạn. Ví dụ giá, thương hiệu, nhà bán hàng, đánh giá, tình trạng sản phẩm (mới/cũ).
Sử dụng bộ lọc để nhanh tìm kiếm sản phẩm phù hợp. 
Sử dụng bộ lọc để nhanh tìm kiếm sản phẩm phù hợp.
  • Bước 3: Xem chi tiết sản phẩm, đánh giá người mua và so sánh giá giữa các nhà bán hàng, kiểm tra phí vận chuyển, thời gian giao hàng để chọn được ưu đãi tốt nhất.
  • Bước 4: Khi chọn được sản phẩm ưng ý, nhấn vào liên kết Đến cửa hàng để chuyển đến trang web của nhà bán hàng. Hoàn tất đặt hàng và thanh toán theo hướng dẫn của nhà bán.

6.2 Hướng dẫn cách sử dụng Google Shopping cho người bán

Bước 1: Thiết lập tài khoản Google Merchant Center

Google Merchant Center là nền tảng giúp bạn tải lên thông tin sản phẩm và quản lý dữ liệu cửa hàng trên Google Shopping.

  • Truy cập Google Merchant Center và đăng nhập bằng tài khoản Google.
  • Nhập thông tin doanh nghiệp, bao gồm tên cửa hàng, quốc gia và trang web (nếu có).
Nhập thông tin doanh nghiệp trên Google Merchant Center.
Nhập thông tin doanh nghiệp trên Google Merchant Center

Bước 2: Thiết lập và tải danh sách sản phẩm lên Google Shopping

Vào Google Merchant Center, chọn Sản phẩm → Tạo nguồn cấp dữ liệu mới. Điền các thông tin quan trọng của sản phẩm:

  • Tên sản phẩm (chính xác và dễ hiểu).
  • Mô tả sản phẩm (chi tiết về thông số kỹ thuật, tính năng).
  • Giá sản phẩm (cập nhật đúng theo cửa hàng).
  • Liên kết đến trang mua hàng (nếu có website).
  • Hình ảnh sản phẩm rõ nét.
Nhập các thông tin mô tả chi tiết về sản phẩm.
Nhập các thông tin mô tả chi tiết về sản phẩm

Tải danh sách lên bằng cách nhập thủ công, sử dụng file Google Sheets hoặc kết nối API từ website bán hàng.

Sử dụng file Google Sheets để tải lên danh sách sản phẩm.
Sử dụng file Google Sheets để tải lên danh sách sản phẩm

Bước 3: Chạy quảng cáo Google Shopping qua Google Ads

Để sản phẩm xuất hiện trên Google Shopping với vị trí nổi bật hơn, bạn cần tạo quảng cáo mua sắm (Shopping Ads): 

  • Liên kết tài khoản Google Merchant Center với Google Ads bằng cách nhấn chọn biểu tượng bánh răng ở góc phải phía trên màn hình → chọn Tài khoản liên kết → Liên kết tài khoản ở tab Google Ads → điền ID tài khoản Ads và bấm gửi. 
Liên kết tài khoản Google Merchant Center với Google Ads.
Liên kết tài khoản GG Merchant Center với Google Ads
  • Đăng nhập tài khoản Google Ads, chọn Cài đặt → Tài khoản đã liên kết → Merchant center và xác nhận liên kết.
  • Trong Google Ads, chọn Chiến dịch mới → Mua sắm.
  • Thiết lập chiến dịch quảng cáo: Ngân sách hàng ngày (số tiền bạn muốn chi tiêu), chiến lược đặt giá thầu (theo số lần nhấp chuột hoặc doanh thu chuyển đổi) và phạm vi hiển thị (địa điểm, thiết bị, thời gian quảng cáo).
Thiết lập ngân sách chiến dịch quảng cáo.
Thiết lập ngân sách chiến dịch quảng cáo

Chạy quảng cáo và theo dõi hiệu suất trong Google Ads để tối ưu. 

Bước 4: Tối ưu danh sách sản phẩm để tăng hiệu quả hiển thị

  • Sử dụng tiêu đề sản phẩm rõ ràng và có chứa từ khóa tìm kiếm.
  • Chọn hình ảnh đẹp, chất lượng cao để thu hút khách hàng.
  • Cập nhật giá và tình trạng hàng tồn kho thường xuyên.
  • Viết mô tả chi tiết để khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm.

Bước 5: Theo dõi, phân tích hiệu quả bán hàng

  • Truy cập Google Merchant Center → Hiệu suất để xem số lần hiển thị và tỷ lệ nhấp.
Theo dõi hiệu suất trên Google Merchant Center.
Theo dõi hiệu suất trên Google Merchant Center
  • Sử dụng Google Ads → Báo cáo để đánh giá hiệu suất chiến dịch quảng cáo.
  • Dựa vào dữ liệu thu thập được, tối ưu chiến dịch quảng cáo, điều chỉnh giá thầu và mô tả sản phẩm để tăng hiệu suất bán hàng.

7. 5 cách tối ưu quảng cáo mua sắm để tăng hiển thị

7.1 Tối ưu dữ liệu sản phẩm

Dữ liệu sản phẩm là yếu tố cốt lõi quyết định mức độ hiển thị và mức độ liên quan (relevancy) của quảng cáo. Nếu product feed không chuẩn, dù bạn có ngân sách lớn, quảng cáo vẫn không phát huy hết hiệu quả.

Bạn nên chú ý:

  • Tiêu đề sản phẩm chuẩn SEO: Đặt tên sản phẩm nên chứa thương hiệu, loại sản phẩm, màu sắc, kích thước… Ví dụ: “Giày Sneaker Adidas Nam Ultraboost Trắng Size 42” thay vì chỉ “Giày Adidas”.
  • Mô tả sản phẩm chi tiết, tự nhiên: Google sẽ quét mô tả để xác định sản phẩm có phù hợp với truy vấn người dùng hay không. Vì vậy hãy thêm các từ khóa liên quan một cách tự nhiên.
  • Ảnh chất lượng cao: Hình ảnh rõ nét, không logo, không watermark, nền trắng sẽ giúp tăng CTR và dễ được Google ưu tiên hiển thị.
  • Thông tin chuẩn: Điền đúng GTIN, MPN, tình trạng còn hàng, giá, thương hiệu,… để tăng độ tin cậy và đầy đủ cho sản phẩm.

7.2 Thiết lập từ khoá phủ định

Một sai lầm phổ biến của nhiều nhà quảng cáo là bỏ quên việc thêm từ khóa phủ định vào chiến dịch Google Shopping. Mặc dù Shopping Ads không chạy theo từ khóa như Search Ads, nhưng bạn hoàn toàn có thể chặn những truy vấn tìm kiếm không phù hợp để tránh lãng phí ngân sách.

Ví dụ: Nếu bạn bán “điện thoại iPhone chính hãng”, hãy loại trừ các từ như “giá rẻ”, “cũ”, “fake”, “hàng nhái”, “hướng dẫn sửa chữa”.

7.3 Chia nhỏ chiến dịch theo danh mục sản phẩm

Thay vì dồn tất cả sản phẩm vào một nhóm quảng cáo duy nhất, hãy chia nhỏ các chiến dịch theo:

  • Danh mục (áo, giày, balo…)
  • Mức giá (thấp – trung – cao)
  • Mức độ lợi nhuận
  • Tỷ lệ chuyển đổi

Cách làm này giúp bạn dễ dàng theo dõi hiệu suất từng nhóm sản phẩm, điều chỉnh giá thầu phù hợp với giá trị của từng sản phẩm và tối ưu ngân sách bằng cách tránh cạnh tranh nội bộ giữa các sản phẩm.

7.4 Ứng dụng chiến lược giá thầu thông minh

Google ngày càng ưu tiên những nhà quảng cáo biết tận dụng Smart Bidding – hệ thống đặt giá thầu tự động dựa trên dữ liệu người dùng và tín hiệu thời gian thực.

Các chiến lược bạn có thể áp dụng:

  • Maximize Clicks: Tăng số lượng truy cập trong ngân sách cố định.
  • Target ROAS (Lợi nhuận quảng cáo mục tiêu): Google ưu tiên hiển thị sản phẩm mang lại doanh thu cao nhất.
  • Enhanced CPC: Google điều chỉnh giá thầu theo khả năng chuyển đổi.

7.5 Tận dụng chiến dịch Performance Max

Performance Max là loại chiến dịch mới của Google, cho phép bạn phân phối quảng cáo trên nhiều nền tảng cùng lúc: Google Search, Display Network, YouTube, Gmail, Google Discover…

Lợi ích của cách làm này là giúp tăng tối đa độ phủ sản phẩm, tận dụng AI của Google để phân phối quảng cáo một cách thông minh, đồng thời linh hoạt kết hợp hình ảnh, video, tiêu đề và mô tả nhằm thu hút người dùng hiệu quả hơn.

Hướng dẫn cách tối ưu quảng cáo mua sắm để tăng hiển thị
Hướng dẫn cách tối ưu quảng cáo mua sắm để tăng hiển thị

8. Câu Hỏi Thường Gặp Về Google Shopping

8.1 Google Merchant Center và Google Ads có phải là một không?

Không, đây là hai nền tảng riêng biệt nhưng kết hợp với nhau để chạy quảng cáo Google Shopping. Google Merchant Center là nơi bạn tải lên và quản lý thông tin sản phẩm, trong khi Google Ads là nơi bạn tạo và quản lý các chiến dịch quảng cáo. Hai tài khoản này cần được liên kết với nhau để chạy quảng cáo Google Shopping.

8.2 Chi phí quảng cáo Google Shopping có đắt không?

Chi phí quảng cáo Google Shopping hoạt động theo mô hình đấu giá CPC (Cost Per Click), nghĩa là bạn chỉ trả tiền khi có người nhấp vào quảng cáo của mình. Chi phí thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành hàng, mức độ cạnh tranh, chất lượng feed sản phẩm, và chiến lược đấu giá. Đa số doanh nghiệp nhận thấy Google Shopping có ROI (Return On Investment) tốt hơn so với các hình thức quảng cáo truyền thống.

8.3 Có phải là doanh nghiệp lớn mới có thể sử dụng Google Shopping không?

Không, Google Shopping phù hợp với doanh nghiệp ở mọi quy mô. Cả doanh nghiệp nhỏ và lớn đều có thể tận dụng nền tảng này. Thậm chí, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có lợi thế trong việc tập trung vào các sản phẩm cụ thể và tối ưu hóa feed sản phẩm một cách chi tiết.

8.4 Các loại sản phẩm nào không được phép quảng cáo trên Google Shopping?

Google có chính sách nghiêm ngặt về nội dung quảng cáo. Một số loại sản phẩm bị cấm bao gồm vũ khí, thuốc kê đơn, thuốc lá, rượu (tùy quốc gia), nội dung người lớn, hàng giả, và hàng hóa bất hợp pháp. Bạn nên tham khảo chính sách của Google Shopping để biết danh sách đầy đủ các sản phẩm bị hạn chế hoặc cấm.

8.5 Làm thế nào để biết quảng cáo Google Shopping của tôi có hiệu quả không?

Bạn có thể đánh giá hiệu quả của quảng cáo Google Shopping thông qua các chỉ số quan trọng trong báo cáo Google Ads như: tỷ lệ nhấp chuột (CTR), tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate), chi phí trên mỗi giao dịch (Cost per Conversion), và tỷ suất sinh lời từ chi tiêu quảng cáo (ROAS). Việc thiết lập theo dõi chuyển đổi và phân tích dữ liệu thường xuyên sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hiệu quả chiến dịch.

Google Shopping đã trở thành công cụ quảng cáo không thể thiếu cho các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến muốn tăng trưởng trong kỷ nguyên số.Thông qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm cơ bản của Google Shopping, cách thức hoạt động, lợi ích, chi phí và điều kiện cần thiết, cũng như các bước triển khai một chiến dịch quảng cáo Google Shopping hiệu quả.

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest

0 Góp ý
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

Nội dung chính

Nội dung chính
Try for Free